Danh mục está temporariamente indisponível.
Công chức está temporariamente indisponível.
Vui lòng chọn mẫu hiển thị
Vui lòng chọn mẫu hiển thị

Phát triển ngành công nghiệp nông thôn là động lực thúc đẩy kinh tế - x

Font size : A- A A+
 (Quang Bình Portal) - Xác định phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) là đòn bẩy cần thiết và quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Bình đã ban hành nhiều chương trình, chủ trương, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đồng thời tích cực chỉ đạo các ngành nhanh chóng hoàn chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành để làm cơ sở tổ chức thực hiện triển khai chương trình.

  

Với những đặc điểm đó, tỉnh Quảng Bình đã dành 0,5% nguồn thu ngân sách hàng năm để xây dựng quỹ khuyến công địa phương, phục vụ cho chương trình phát triển Công nghiệp - Tiêu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Nguồn Quỹ này được tăng dần qua các năm, giai đoạn 2008 - 2012, tổng nguồn kinh phí dành cho hoạt động khuyến công địa phương của Quảng Bình là 9.233 triệu đồng.

Thời gian qua, với kinh phí khuyến công Quốc gia hỗ trợ 3.075 triệu đồng để thực hiện 30 đề án cho các chương trình đào tạo nghề, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và địa phương; đồng thời hỗ trợ cho hàng trăm lượt cơ sở thay đổi công nghệ, đầu tư mở rộng phát triển sản xuất. Các cơ sở, doanh nghiệp được đầu tư từ nguồn vốn khuyến công đã mạnh dạn đầu tư mở rộng, thay đổi công nghệ, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động, đặc biệt là thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Bằng nguồn vốn này, có hàng nghìn lao động đã được đào tạo tay nghề với các ngành nghề như mây tre đan, nón lá, thêu ren, may công nghiệp, đóng tàu thủy, luyện gang thép. 82,2% lao động sau đào tạo có việc làm và thu nhập ổn định.

Cùng với cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển CNNT và ngành nghề nông thôn, nhiều chủ cơ sở sản xuất và hộ cá thể gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển sản xuất. Nhiều hộ dân, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mới như: Sản xuất giấy KRAFT, đầu tư vùng nguyên liệu, cung cấp dịch vụ, tổ chức chế biến các loại nông, lâm, hải sản sau thu hoạch… qua đó đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động ở địa bàn nông thôn.

Do xuất phát điểm ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Bình còn ở mức thấp so với các địa phương khác, nguồn lao động có tay nghề cao còn hạn chế, nhận thức của một số bộ phận doanh nghiệp, người dân còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ ỷ lại đồng thời còn thiếu liên kết giữa các làng nghề, thợ thủ công, doanh nghiệp với tổ chức hỗ trợ trong lĩnh vực thiết kế mẫu mã, công nghệ, thị trường, nguồn nguyên liệu, lao động và tài chính... Vì vậy, kết quả thực hiện khuyến khích phát triển CNNT chưa được toàn diện, thu nhập của người lao động còn thấp, chưa xây dựng được doanh nghiệp lớn làm đầu mối tổ chức sản xuất, cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho người lao động trong các làng nghề.

Để thúc đẩy ngành CNNT làm động lực phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, hoạt động khuyến công của Quảng Bình tiếp tục khôi phục, khuyến khích phát triển các ngành nghề, nghề truyền thống, làng nghề; khuyến khích phát triển các ngành nghề vệ tinh, chế biến nguyên liệu công nghiệp; đồng thời ưu tiên phát triển ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy hải sản, mây tre, nón lá, thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, thực phẩm, đồ uống, du nhập thêm các nghề mới; khuyến khích các cơ sở sản xuất CNNT ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các khu, cụm điểm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

Trong giai đoạn 2011 - 2015 công tác khuyến công tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất những mặt hàng truyền thống về chế biến thủy hải sản; các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản; phát triển nghề hàng thủ công mỹ nghệ, nón lá, mây tre đan, chiếu cói, hàng lưu niệm hiện có; mở rộng, phát triển sản xuất những sản phẩm mới có chất lượng cao như: May mặc, giày da, sản xuất đồ cơ khí, điện, điện tử, vật liệu mới; thiết bị đồ dùng dạy học. Giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động khuyến công sẽ chú trọng đầu tư công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền thống chế biến thủy hải sản, nông sản, thực phẩm; phát triển các mặt hàng mỹ nghệ có chất lượng cao, thực phẩm ăn liền cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, như bánh, đồ hộp, nước uống; khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, sản xuất cơ khí, điện, điện tử, vật liệu mới; đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao tay nghề; chú trọng phát triển các ngành nghề dịch vụ xây dựng, vận tải, cơ khí, chế biến nguyên liệu cho công nghiệp.

Để đạt kết quả cao nhất, tỉnh và các địa phương đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, nhất là cơ sở, tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia được áp dụng thực hiện những chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề công nghiệp, nông thôn.

Đặng Hà - Quang Bình Portal

More

VĂN BẢN MỚI

 

 

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 2430

  • Tổng 2.868.335